You are currently viewing KHI NÀO CẦN THAY LỌC GIÓ
Khi nào cần thay lọc gió

KHI NÀO CẦN THAY LỌC GIÓ

KHI NÀO CẦN THAY LỌC GIÓ

Chiếc lọc gió đóng vai trò có quan trọng cho động cơ xe không? Khi nào cần thay lọc gió? Và nên thay loại lọc gió nào?.

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về lọc gió

Khi nào cần thay lọc gió?

Sở hữu 1 chiếc xe hơi có thể là một điều rất hạnh phúc với bạn? Nhưng việc bảo dưỡng nó thì hoàn toàn không hề vui vẻ. Nhưng lại rất là cần thiết. Vì vậy, khi bạn mua 1 chiếc xe cũng là lúc bạn bắt đầu học những bài học cần thiết để vận hành hiệu quả, bảo vệ, và tiết kiệm chi phí.

Với những người lái xe amateur thì có thể nghĩ rằng lọc gió chẳng quan trọng lắm.Tuy nhiên, nó lại là một bộ phận rất quan trọng của động cơ xe. Nếu không có một chiếc lọc gió thì chiếc xe của bạn sẽ hư hại cực kỳ nghiêm trọng.

Chức năng cơ bản của 1 chiếc lọc gió chính là ngăn chặn bụi bẩn và các vật chất có hại xâm nhập vào động cơ xe. Cho nên nếu không có lọc gió, thì chiếc xe sẽ bị hư hại nặng nề.

Những chiếc lọc gió cũng cần phải được thay thế định kỳ. Những dấu hiệu dưới đây báo hiệu là bạn phải thay lọc gió cho xe:

I – KHI DẦU CẦN THAY LỌC GIÓ

Những dấu hiệu khi nào cần thay lọc gió.

Theo khuyến cáo thông thường thì bạn cần thay lọc gió mỗi 15,000 km – 20,000 km. Tuy nhiên, nếu bạn chạy xe trong điều kiện có nhiều bụi bặm và ô nhiễm, thì bạn nên thay thế lọc gió thường hơn.

Thỉnh thoảng, khi chiếc xe của bạn hoạt động trở nên khó khăn thì nó cũng muốn báo hiệu bạn 1 điều gì đó.

Dưới đâu là 1 số dấu hiệu nói lên chiếc lọc gió của bạn có vấn đề và cần phải được thay thế.

K&N air filter, lọc gió KN, thay lọc gió
thay lọc gió K&N

1) TIẾNG ĐỘNG CƠ KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Nếu mà tiếng nổ của động cơ xe nghe rất lạ và không bình thường, thì có thể bạn cần phải kiểm tra nó 1 chút. Tiếng nổ động cơ phải có âm thanh tinh tế và độ rung thấp. Nhưng nếu xe của bạn có tiếng ầm ầm nặng nề và có tiếng ồn lớn phát ra từ động cơ. Đó có thể là do bụi bẩn đã làm tắc nghẽn bộ lọc gió của bạn.

2) KIỂM TRA ĐÈN ĐỘNG CƠ

Ô tô được thiết kế để cho chúng ta biết khi nó có điều gì đó không ổn. Dấu hiệu phổ biến nhất khi chiếc xe có vấn đề chính là đèn kiểm tra động cơ sáng lên “check engine light”. Tuy nhiên, chiếc đèn này sáng lên cho rất nhiều lý do. Bạn cũng nên kiểm tra bộ lọc gió của mình xem có vấn đề gì không.

3) LỖI ĐỐT NHIÊN LIỆU (MISFIRING)

Nếu bộ lọc gió của bạn bị bẩn, rất có thể bạn sẽ gặp lỗi động cơ khó khởi động. Hay bugi khó đánh lửa. Lý do là bộ lọc gió bị bẩn sẽ hạn chế cung cấp oxy và dẫn đến việc khó đốt cháy nhiên liệu.

Điều này gây ra chất cặn bẩn tích tụ trên bugi dẫn đến việc không đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu bên trong.

Khi bạn gặp phải lỗi đốt nhiên liệu này, bạn sẽ khó khởi động xe hoặc xe bị giật.

4) GiẢM KHẢ NĂNG TĂNG TỐC

Khi bạn cảm thấy chiếc xe của bạn không tăng tốc đúng cách hoặc bị giảm mã lực. Có thể động cơ của bạn không nhận được đủ luồng không khí. Sự tắc nghẽn trong các bộ lọc không khí có thể khiến xe của của bạn giật mạnh khi bạn cố tăng tốc.

Bộ lọc gió tốt và sạch sẽ giúp tăng khả năng tăng tốc và mã lực vì nó cải thiện luồng không khí cho động cơ.

5) MÙI NHIÊN LIỆU

Bạn có ngởi thấy mùi xăng mỗi khi khởi động xe hay không? Điều này xảy ra khi không có đủ không khí đi vào bộ phun xăng (hoặc bộ chế hòa khí của các xe đời cũ) khi chiếc xe bắt đầu đánh lửa. Nhiên liệu không bị đốt cháy hoàn toàn và thoát ra qua ống khói của xe. Và bạn sẽ ngửi thấy mùi nhiên liệu nồng nặc.

II – CÁC LOẠI LỌC GIÓ ĐỘNG CƠ

Mỗi chiếc xe đều đi kèm với bộ lọc gió động cơ. Nhưng theo thời gian chúng cần phải được thay thế theo định kỳ.

Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại lọc gió khác nhau. Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt chúng.

1) LỌC GIÓ GIẤY

Đây là những loại lọc đi kèm theo xe. Bộ lọc giấy được làm từ một loại vật liệu xốp được xếp nếp và tạo thành một bảng phẳng. Những bộ lọc này không bền và sẽ cần phải thay thế trong 1 thời gian ngắn.

2) LỌC GIÓ BÔNG

Ecogard Air Filter, K&N filter, thay lọc gió
Khi nào cần thay lọc gió

Một bộ lọc gió bằng bông là một bộ lọc có miếng gạc dầu ở đầu. Các mảnh vụn và bất kỳ tạp chất sẽ bị dính vào dầu như keo. Để không có chất bẩn nào có thể đi vào lớp bông. Tuy nhiên, dầu đôi khi có thể bị hút vào bên trong động cơ và gây ra vài vấn đề.

Bộ lọc gió bông khá bền và không cần phải thay thế. Tuy nhiên, bạn sẽ phải làm sạch nó thường xuyên và thay thế lớp dầu trên bông.

3) LỌC GIÓ BỌT

Loại lọc này được làm từ một loại vật liệu bọt đặc biệt sẽ tạo ra bọt khi ngâm trong dầu. Chúng không lọc tốt bằng loại lọc giấy hoặc bông. Nhưng chúng thường được sử dụng ở những nơi cực kỳ bụi bặm hoặc ô nhiễm.

Loại lọc này thông thường cũng ổn. Không gây nhiều vấn đề với bộ cảm biến lưu lượng không khí như bộ lọc bông gặp phải.

4) LỌC GIÓ KIM LOẠI

Lọc gió kim loại được làm từ vật liệu lưới thép không rỉ. Lưới thép này được đan dệt chặt chẽ. Chúng không cần bôi dầu và không sở hữu những phẩm chất như những loại lọc gió khác. Khuyết điểm của bộ lọc lưới thép là không lọc được những hạt bụi siêu nhỏ.

Nguồn: Khi nào cần thay lọc gió

Trả lời